Breaking News

Làm thế nào để trở thành CNTK, CTTK giỏi?

Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? 
Có gì đâu, cứ làm nhiều rồi đến ngày đến tháng là trở thành CTTK, CNTK chứ có gì mà phải thảo luận, trao đổi, ai cũng vậy đúng là “chuyện xưa như trái đất”! Chắc chắn nhiều bạn đang suy nghĩ như vậy. Có những người cũng đang như vậy cả thôi! Có cần ai dạy bảo đâu?! 
Qủa thật điều đó cũng không sai đối với một số người, họ cũng bắt đầu từ sự chăm chỉ, nhẫn nại, lắng nghe, học hỏi theo những gì người đi trước chỉ bảo hoặc tự tìm hiểu học theo mà thành cả thôi.
Vậy tại sao có một số người nhanh chóng trở thành CTTK, CNTK? Có những người học mãi không thành, họ cũng đâu thiếu năng lực thậm chí còn tốt nghiệp vào loại giỏi không phải loại kém là đằng khác cơ mà?!
Vấn đề là chỗ đó!
Mặc dù bản mô ta vị trí, chức danh đã đặt ra nhiệm vụ, yêu cầu rất rõ, nhưng làm thế nào để đạt được các nội dung đó lại là một việc khác. Rõ ràng, với mục tiêu chung là vậy nhưng với mỗi cá nhân cần có những “giáo án” đào tạo khác nhau (tự mình đặt ra hoặc dưới sự hướng dẫn của người đi trước).
Hãy bắt đầu từ việc xem lại phương pháp làm việc của mình và cách tư duy trong công việc, kể cả tư duy trong cách học việc.
Tôi có thể trao đổi với các bạn từ kinh nghiệm cách làm việc của tôi, có thể đó cũng chỉ là một vài kinh nghiệm trong vô số kinh nghiệm mà các bạn tham khảo từ những người đi trước. 
Tôi thử nêu một số “bệnh” của thiết kế viên (và kể cả một số CTTK):
1. Điều mà các bạn không hiểu được là các bạn đang làm một công việc mà không biết tại sao mình phải làm việc này? Hoặcngười ta bảo gì thì làm nấy không cần biết tại sao, làm cách nào để tự kiểm tra lại việc mình đang làm? Không bao giờ nghi ngờ về việc mình đang làm có thực sự cần thiết hay không?
2. Giao thì làm chứ không cần biết sản phẩm có dùng được hay không?
3. Cơ sở để thiết kế hạng mục công việc được giao không cần biết?
4. Thiết kế mà không biết quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của phần việc được giao.
5. Thiết kế không nắm được quy trình (thứ tự thực hiện của một công trình, dự án,…).
6. Khi đi khảo sát thiếu sự quan sát; mục đích của việc đi thị sát, khảo sát không rõ để làm gì?. Không biết đánh giá vật tư, thiết bị, công trình,… có khuyết tật, hư hỏng hay có sử dụng lại được không hay đưa vào đâu? Biện pháp xử lý, sửa chữa? Công trình có dấu hiệu xuống cấp (nứt, gãy, biến dạng, nghiêng lún,…) không dự đoán được nguyên nhân?
7. Khi đi hiện trường chưa xác định được phương án thiết kế, phương án thi công, tổ chức thi công. Tất cả “để về nhà mới có thời gian suy nghĩ” chứ bây giờ thời gian đâu !?
8. Chưa lường hết các tình huống phát sinh khi thi công dẫn đến phát sinh khối lượng, thay đổi thiết kế; hoặc thiết kế để thi công đồng thời vẫn khai thác chạy tàu có thực hiện được không?
9. Thiều điều tra kỹ lưỡng công trình ẩn dấu (móng, công trình ngầm, …), 
10. Thiếu kiến thức tổng thể về địa hình, địa vật ảnh hưởng tác động đến công trình, tổ chức thi công, do đó thiết kế chưa hợp lý. Lỗi thường gặp là thay đổi phương án thiết kế thậm chí phương án bị phá sản.
11. Không nắm rõ, hiểu biết, tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng tác dụng các chủng loại vật tư, thiết bị, linh kiện,.. có thể thay thế? Không tư vấn được cho khách hàng phù hợp yêu cầu của khách hàng (chất lượng, giá cả, khả năng duy tu bảo dưỡng….)
12. …

Chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế phải làm gì khi nhận được công trình?
1. Xác định Nguồn vốn sử dụng thực hiện công trình dự án (Ngân sách NN - Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế (Các công trình SCL), Ngân sách của địa phương, Vốn của doanh nghiệp nhà nước, Đầu tư phát triển, trái phiếu chính phủ, ODA; Ngân sách của DN – Các công trình do tư nhân, doanh nghiệp đầu tư…) từ đó xác định quy mô, trình tự thực hiện theo quy định cho từng loại nguồn vốn.
2. Tìm hiểu hiện trạng công trình (các tài liệu lưu trữ, hồ sơ quản lý, các kỳ sửa chữa, cải tạo nâng cấp trước đó, các công trình liền kề, các dự án lien quan đã và đang thực hiện,…)
3. Xây dựng đề cương nhiệm vụ khảo sát, đi thị sát, lên phương án thiết kế sơ bộ và hoàn thiện nhiệm vụ thiết kế - khảo sát, dự toán (TDT, TMDT).
4. Trực tiếp chỉ đạo công tác khảo sát địa hình địa, địa chất cùng với chủ nhiệm khảo sát. CNTK phải quyết định các phương án thiết kế (phương hướng tuyến, vị trí cầu, chiều dài cầu,…), phương án tổ chức thi công, bố trí mặt bằng lán trại thi công. Chủ nhiệm khảo sát căn cứ nhiệm vụ khảo sát để tiến hành công việc.
5. Chủ nhiệm khảo sát phải có trách nhiệm học tập và triển khai học tập nhiệm vụ khảo sát trước khi thực hiện đến từng nhân sự trong nhóm khảo sát.
6. …
Chủ trì thiết kế, Chủ nhiệm thiết kế triển khai công việc với nhóm thiết kế như thế nào?
Sau khi có kết quả khảo sát, các tài liệu liên quan thu thập được TIẾN HÀNH:
1. Chủ trì thiết kế, CNTK phải n/c kỹ phương án thiết kế, trực tiếp phải làm:
- Lên phương án thiết kế tổng thể (Bố trí chung cầu, Bố trí chung phương án thi công, phương án tuyến, phương án bình diện, triển tuyến, đề ra các chủ trương cơ bản cho công tác thiết kế). ĐỀ XUẤT QUY MÔ, (Sửa chữa, làm mới, CẤP, LOẠI, .. công trình) PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH. (thường thì CTTK, CNTK phải n/c 2-3 PA, lựa chọn 1 phương án tốt nhất để triển khai thực hiện – Lãnh đạo phòng, Cty sẽ quyết định PA.
Nghiên cứu kỹ:
- Thủy văn: Mực nước LSCN, TN, Hiện tại, Thi công, tính toán,…Cấp sông, tĩnh không…
- Mốc (sử dụng mốc, nếu mốc trong phạm vi thi công thì phải lưu ý di dời ra khỏi phạm vi thi công sau đó phải khôi phục lại.
- Lý trình quản lý, lý trình thực tế, lý trình hồ sơ??
- Số liệu địa chất.
- Tham khảo công trình lân cận, liền kế (nếu có).
- …
- Sử dụng các thiết kế tương tự, các số liệu khảo sát, số liệu lưu trữ để làm cơ sở thiết kế phương án tổng thể.
- Nghiên cứu để có giải pháp thiết kế phù hợp các văn bản yêu cầu, đề nghị của đơn vị quản lý, các địa phương có công trình, thủy lợi, đường thủy, ….
- Tính toán sơ bộ các lựa chọn - Việc này bắt buộc CTTK,CNTK phải nắm vững kiến thức chuyên sâu và tổng thể để có sự lựa chọn nhanh bằng kinh nghiệm sau đó kiểm toán nhanh.
- Giao nhiệm vụ cho các thiết kế viên thực hiện tính toán các hạng mục phải thực hiện tính trước khi thiết kế.
- Quyết định lựa chọn phương án thiết kế, trình lãnh đạo phòng, lãnh đạo Cty duyệt phương án tổng thể. Chỉ triển khai thiết kế chi tiết khi đã được thông qua phương án tổng thể. Trong quá trình thiết kế chi tiết cũng có thể phải điều chỉnh nếu phát hiện những điểm chưa phù hợp, vi phạm tiêu chuẩn quy định,…
2. Lên danh mục hồ sơ (mục lục các bản vẽ, thuyết minh,, ..)
3. Giao nhiệm vụ cho các thiết kế viên triển khai thiêt kế chi tiết sau khi thiết kế tổng thể đã được lãnh đạo phòng, lãnh đạo Cty thống nhất (nếu công trình lớn, phức tạp). Cần thiết phải phân biệt và xác định rõ quy trình thiết kế, hạng mục nào phải thiết kế trước để làm cơ sở cho hạng mục tiếp theo.
4. Giao nhân sự có kinh nghiệm để soát xét lại thiết kế của thiết kế viên theo trình tự từ trên xuống, ví dụ:
- Chủ nhiệm thiết kế chịu trách nhiệm lên phương án tổng thể - Bố trí chung thiết kế; bố trí chung thi công, tính toán sơ bộ các kết cấu chủ yếu; tham khảo các thiết kế tương tự để bố trí cấu tạo; lên khối lượng sơ bộ để xét tính kinh tế của phương án. – Do lãnh đạo Cty soát.
- Chủ nhiệm hạng mục: Triển khai thiết kế các hạng mục (Tính toán hoặc soát kỹ chi tiết các kết cấu (dầm, mố trụ, tường chắn, nền đất yếu,…), Bố trí chung dầm; cấu tạo mố, trụ; trắc dọc, bình diện và một số trắc ngang đặc biệt,..và tính khối lượng chủ yếu, khối lượng chi tiết để lại sau khi có thiết kế chi tiết để tổng hợp) – Chủ nhiệm thiết kế chịu trách nhiệm soát để kiểm tra có phù hợp thiết kế tổng thể không?
- Thiết kế 1: Triển khai tính toán chi tiết trên cơ sở cấu tạo kết cấu công trình do chủ trì thiết kế giao; (chỉ được soát bản tính của thiết kế 2) thiết kế chi tiết, tính khối lượng chi tiết,… - Chủ trì thiết kế phải soát để kiểm tra tính hợp lý của thiết kế tổng thể (có thể có điều chỉnh thiết kế tổng thê nếu cần)
- Thiết kế 2, học việc: Triển khai tính các kết cấu đơn giản, thiết kế chi tiết cốt thép, trắc ngang, các công trình phụ trợ,… - Thiết kế 1 hoặc chủ trì thiết kế soát chi tiết, khối lượng, cấu tạo
Chủ nhiệm thiết kế chịu trách nhiệm soát lại toàn bộ các thiết kế, dự toán lần cuối để đảm bảo thống nhất toàn bộ công trình.

5. Nhận hồ sơ hoàn thành để soát xét, khớp nối lại các bản vẽ chi tiết để đảm bảo không có sự sai lệch thiếu thống nhất với bản vẽ tổng thể và các bản vẽ chi tiết với nhau. Trong quá trình thiết kế, yêu cầu các thiết kế viên phải có bản vẽ tổng thể đã được cho phép triển khai để theo dõi thực hiện, đảm bảo tính thống nhất.
6. Hố sơ sau khi CTTK,CNTK soát xét 
- Còn lỗi sẽ phải sửa đổi, hoàn thiện. Để tránh việc phạm phải lỗi nặng, trong quá trình thiết kế; CNTK, CTTK phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra thiết kế chi tiết để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi. Vì, trong quá trình thiết kế chi tiết có thể sẽ phát hiện những bất hợp lý của thiết kế tổng thể.
- Không có lỗi sẽ trình lãnh đạo phòng soát lại trước khi trình lãnh đạo Cty. Lãnh đạo Cty kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ (các căn cứ, yêu cầu, viễn dẫn pháp lý…), kiểm tra kỹ giải pháp kỹ thuật, các số liệu cuối cùng và ký duyệt phát hành.

Chủ trì thiết kế , chủ nhiệm thiết kế - trách nhiệm đến đâu?
Chịu trách nhiệm với hồ sơ thiết kế đến khi công trình nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Cty.
- Bố trí nhân sự soát xét, tổ chức nhóm thiết kế triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Lãnh đạo phòng. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng, lãnh đạo Cty về chất lượng, tiến độ công trình. 
- Chịu trách nhiệm bảo vệ phương án, giải trình các vấn đề kỹ thuật trong quá trình làm việc với các cấp có thẩm quyền để trình duyệt.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ phụ trách.
- Chịu trách nhiệm giải quyết các phát sinh, sự cố tại hiện trường thi công, giám sát tác giả. Soạn thảo văn bản giải trình, giải quyết các vấn đề chuyên môn trong quá trình thi công do các đơn vị thi công, TVGS, CĐT yêu cầu giải quyết trình Lãnh đạo Cty quyết định. 
- Trực tiếp bàn giao mặt bằng, nghiệm thu hạng mục, giai đoạn, hoàn thành công trình.
- Khi đi giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm của Tư vấn thiết kế trên cương vị đại diện Công ty, sau khi giải quyết xong công việc phải trực tiếp báo cáo lãnh đạo phòng, lãnh đạo Cty. Nếu nội dung giải quyết vượt thẩm quyền , năng lực phải báo cáo ngay cho lãnh đạo phòng, lãnh đạo Cty trước khi giải quyết.
- Đóng gói hồ sơ sau khi hoàn thành bước phê duyệt; tổng hợp các vấn đề phát sinh, sự cố (nếu có), các xử lý, biên bản nghiệm thu,… vào hồ sơ sau khi công trình hoàn thành thi công đưa vào sử dụng khai thác.

Chủ nhiệm thiết kế khác chủ trì thiết kế như thế nào?
- Chủ nhiệm thiết kế thực hiện các công trình dự án có nhiều hạng mục, mỗi hạng mục có chủ trì hạng mục riêng (Cầu, đường, thông tin, tín hiệu, cấp điện, chiếu sang,....) hoặc công trình cầu lớn (hạng mục kết cấu phần trên, hạng mục kết cấu phần dưới, hạng mục kỹ thuật khác, hạ tầng kỹ thuật, điện chiếu sang,.…)
- Chủ nhiệm thiết kế phải tổ chức chỉ đạo các chủ trì thiết kế phối hợp để thực hiện liên hệ, chắp mối đảm bảo công trình, dự án hoàn thành đồng bộ.
- Xây dựng thống nhất hình thức, biểu mẫu hồ sơ thống nhất trong toàn dự án.
- Chịu trách nhiệm đề xuất khung tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật công trình dự án.
- Triển khai các thỏa thuẩn liên quan với các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng đảm bảo không có vướng mắc khi thực hiện dự án về mặt thủ tục pháp lý.
- Tổ chức báo cáo dự án theo từng chuyên ngành, toàn dự án với các cấp có thẩm quyền để trình duyệt.
- Thực hiện công tác giám sát tác giả (hoặc ủy quyền cho các chủ trì từng hạng mục). **********----------********** **********^^^^^^^^*********** Hãy like và chia sẻ nhé các bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi, hay cảm nhận nào bạn hãy comment bên dưới bài viết này nhé. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website